Cách viết Blog - Hướng dẫn bạn viết một Blog chuyên nghiệp
Ngày nay việc bạn sở hữu cho mình một Blog cá nhân thật dễ dàng nhưng cách viết một Blog thật chuyên nghiệp không phải bạn nào cũng làm đúng. Bạn Thích viết blog để thể hiện quan điểm của mình hoặc chỉ đơn giản là ghi lại những khoảnh khắc của bản thân trong cuộc sống.
Bạn có thể dễ dàng tạo cho mình một blog cá nhân thông qua các công cụ hỗ trợ như Blogger hoặc WordPress....Nhưng việc bạn viết blog theo hướng nào và ra sao thì cần phải xem xét một cách nghiêm túc. Hôm nay mình sẽ giới thiệu tới các bạn một bài viết hướng dẫn viết một Blog chuyên nghiệp của một Blogger nổi tiếng là anh Thạch Phạm với trang thachpham.com. Mọi người cùng tham khảo cách viết Blog của anh ấy nhé:
Nếu bạn đã hiểu rõ bản chất của việc viết blog và xác định được rằng vì sao mình lại viết blog thì hãy bắt tay vào khởi tạo ngay một blog cho riêng mình. Quy trình tạo một blog có thể nhanh hay chậm tùy thuộc vào sự chăm sóc của bạn vào khâu chuẩn bị, có thể là vài ngày, vài giờ hay thậm chí vài phút là cũng có một blog hoàn chỉnh rồi. Nếu như bạn chưa biết nên bắt đầu tạo blog như thế nào cho phù hợp thì hãy tham khảo một số kinh nghiệm dưới đây của mình.
Chọn chủ đề sẽ viết
Bước quan trọng thứ hai sau khi chọn một nền tảng blog thích hợp đó là cần phải biết bạn sẽ viết gì vào đó. Có rất nhiều người chọn chủ đề kiểu…”thập cẩm”, tức là trộn nhiều chủ đề đủ mọi lĩnh vực lại với nhau, đó hoàn toàn là một khái niệm sai lầm cho một blog chuyên nghiệp.
Nếu như là blog cá nhân thì bạn có thể áp dụng kiểu trộn chủ đề này và bạn có thể viết bất cứ cái gì bạn muốn, nhưng nếu bạn muốn blog của mình chuyên nghiệp hơn thì tốt nhất nên chọn một chủ đề riêng biệt mà bạn cảm thấy mình có thể viết tốt nhất. Đề tài chính trị, khoa học, công nghệ, thủ thuật, nấu ăn..v..v..đều là những đề tài tốt có thể thu hút nhiều lượt xem.
Cách tự chọn chủ đề blog thích hợp
Nếu như bạn vẫn đang bối rối không biết làm sao để tìm được một chủ đề viết thích hợp với mình nhất thì hãy tham khảo một số lời khuyên hữu ích dưới đây.
Tìm chủ đề mà bạn cảm thấy thích
Bạn thích viết về chủ đề gì? Điện ảnh, nấu ăn, công nghệ, chính trị hay khoa học? Hãy liệt kê hết ra giấy để tiến hành chắt lọc nó, đừng lo lắng vì bạn cảm thấy mình thích nhiều chủ đề cùng một lúc, quan trọng ở đây là xác định được bạn thích cái gì mà thôi.
Đam mê và hữu ích cho người khác
Đây là mấu chốt quan trọng nè, bạn cảm thấy thích nhiều chủ đề khác nhau nhưng bạn có đam mê thật sự với bao nhiêu chủ đề? một, hai hay là ba? Mình tin chắc là có ít nhất 1 chủ đề mà bạn có niềm đam mê mãnh liệt nhất. Nhưng đam mê vẫn chưa đủ, bạn còn phải xem chủ đề đó mang lại lợi ích gì cho mọi người hay không, nếu như chủ đề của bạn không mang lại nhiều kiến thức bổ ích cho người đọc thì tất nhiên sẽ chẳng có ai tìm tới bạn thông qua các máy tìm kiếm cả, và đã là blog thì không phải chỉ có một mình bạn “tự sướng”.
Đã có khá nhiều người chọn chủ đề chỉ mang tính thời vụ, theo phong trào mà không có một niềm đam mê mãnh liệt nhận thất bại cay đắng. Trong những ngày đầu mới triển khai, họ viết bài rất tốt nhưng theo thời gian, chất lượng các bài viết giảm dần vì họ không tìm ra các ý tưởng đột phá nào cho chủ đề đó, một trong các lý do quan trọng dẫn tới thất bại này là không có một niềm đam mê để theo đuổi chủ đề đó.
Phổ biến và phù hợp với xu hướng thời đại
Bạn biết chắc chắn chủ đề bạn định chọn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho mọi người và bạn cũng có đam mê với nó, nhưng làm sao mà có thể phát triển được nếu như chủ đề đó ít người biết tới hoặc không còn phù hợp với xu hướng hiện nay? Bản thân Thạch cũng muốn viết rất nhiều thứ không chỉ tâp trung vào WordPress và thủ thuật viết blog, tuy nhiên những sở thích kia không phù hợp với xu hướng hiện nay và ít người tìm kiếm nó trên Google nên đã chọn ra 2 chủ đề này làm nền tảng nội dung chính cho blog. Nhưng như thế không có nghĩa là mình chịu thua kém các blog khác, tuy “sinh sau đẻ muộn” nhưng mình cũng cố gắng tạo thêm một vài điểm khác biệt riêng cho blog mình thông qua các dịch vụ hỗ trợ WordPress, cập nhật danh sách plugin mỗi tuần..v.v..
Có tiềm năng lâu dài
Chủ đề hiện tại của bạn có thể “hot” trong bao lâu? Đó là nguyên nhân vì sao mà mình được chứng kiến nhiều sự ra đi đáng tiếc cho một số blog đình đám trước đây. Chủ đề của họ chỉ được nhiều người quan tâm trong một thời gian nhất định và theo thời gian, xu hướng đó cũng giảm dần và dần dà chẳng còn ai có hứng thú với nó nữa. Nếu như bạn thật sự muốn blog mình phát triển bền vững và lâu dài thì nên xem xét chủ đề bạn đang chuẩn bị viết có tiềm năng trong thời gian dài hay không, một tầm nhìn xa luôn luôn cần thiết trong giai đoạn này.
Tab: Viết Blog
Post a Comment