Kinh nghiệm thoát hiểm khi xe mất lái bạn cần biết

Tôi từng may mắn thoát chết trong tình thế của người cầm lái và cả tình cảnh của một hành khách, tất cả là nhờ đã trang bị sẵn các kỹ năng thoát hiểm.
Mấy ngày nay liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng chủ do sự cố ngoài ý muốn nhưng nếu mọi người được trang bị những kỹ năng thoát hiểm khi xe khách có sự cố thì sẽ giảm tỉ lệ thương vong rất nhiều.
Sau đây là một bài viết chia sẻ một số kinh nghiệm , kỹ năng thoát hiểm khi xe có sự cố của một tài xế được chia sẻ nhiều trên cộng đồng mạng.
Thống kê một số vụ tai nạn thương tâm xảy ra trong thời gian gần đây.

- Chiều 11-5, tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, ô tô bốn chỗ 74A-019.89 chạy hướng Nam-Bắc đã va chạm trực diện với xe tải 17K-2519. Hậu quả, bốn người trên ô tô bốn chỗ tử vong tại chỗ.

- Sáng sớm 17-7, trên đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương, ô tô 16 chỗ 64B-004.34 chở 13 hành khách đâm thẳng vào phía sau xe tải 49X-1546. Vụ tai nạn làm bốn người tử vong.

- Sáng 5-8, tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, xe khách 53N-7893 lao vào vách núi làm ba người chết, 45 người bị thương. Theo nhận định của cơ quan chức năng, chiếc xe đã bị mất thắng khiến tài xế phải đâm vào vách núi để dừng lại.

- Chiều 1-9, tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, xe khách 16L-5626 chở 53 người đi từ Sa Pa về Hà Nội do tránh chiếc xe con đi ngược chiều đã mất lái lao xuống vực khiến 12 người chết và 41 người bị thương.

- Sáng 2-9, tại huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, xe khách 53S-5326 mất lái lao qua dải phân cách, đâm vào ô tô bảy chỗ 80A-012.59 chạy chiều ngược lại. Hậu quả là ba người chết, trong đó có Trung tướng Nguyễn Xuân Tư, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng Bộ Công an.



Hầu hết vụ tai nạn khi xe rơi xuống vực sâu đều gây hậu quả rất nghiêm trọng. Trong khi đó, đa phần xe khách ở nước ta không được trang bị thiết bị chống va đập như ô tô con (không có túi khí, thậm chí không có cả dây an toàn). Cho nên sinh mạng hành khách khi rơi vào tình huống này tùy thuộc kỹ năng thoát hiểm và sự may mắn của mỗi người.
Lần thứ nhất ở Quảng Bình, tôi cầm lái, đường trơn mất lực bám, xe cứ thế trượt dài rồi lao xuống một triền dốc sâu hoắm. Cũng nhờ áp dụng theo phương pháp gắn chặt mình vào thân xe mà tôi thoát nạn (chân đạp mạnh xuống sàn xe, đẩy lưng mình chặt vào ghế lái, tay chống thẳng cầm thật chắc vào tay lái).
Lần thứ 2 là Trong vụ tai nạn ở Lệ Ninh (Quảng Bình), tài xế xe tôi sau khi tránh một cậu bé đi xe đạp đã mất thắng. Thế là chiếc xe lao từ trên con dốc xuống rồi “bay” xuống một đồng ruộng sâu. Hành khách lúc đó chỉ biết ôm mặt rú lên, có người mất bình tĩnh phóng từ cửa xe ra ngoài. Riêng tôi nhanh chóng đứng bật dậy cong người như lưng tôm, chân đạp mạnh xuống sàn xe, đồng thời đưa hai tay níu chặt vào lưng ghế trước, cố hết sức gắn chặt thân mình vào băng ghế xe. Sau tiếng “bùm”, chân tôi trượt xuống đáy ghế trước và bị rạch một đường dài đau buốt. Nhưng tôi lại tránh được cú đập về phía trước, gây gãy cổ hay dập mặt như bao hành khách khác.
Theo tôi, khi xe không có dây an toàn thì hành khách mới áp dụng theo phương pháp thoát hiểm nêu trên. Còn khi có dây an toàn, tốt nhất bạn hãy thắt ngay khi ngồi lên xe, khi có sự cố thì nhanh chóng đưa hai tay ôm lấy đầu mình (phương pháp này được hướng dẫn khi chúng ta đi máy bay).

Xem thêm tin hay:

Xe Bus Số 6 "Diễn Xiếc" trên cầu Sài Gòn ngày 21-7

Tab: Tin hay nè, Viết Blogger, kinh nghiệm viết blog

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.